Hiện nay thị trường yến quá phức tạp
Theo ông Trà, yến huyết có chất dinh dưỡng cao
hơn hẳn yến trắng thông thường do tổ được làm trên vách đá có nhiều khoáng
chất. Những khoáng chất này ngấm vào yến sào Khánh Hòa cho ra màu đỏ nên được
gọi là yến huyết. Do yến huyết hiếm nên giá rất cao, khoảng 28 triệu đồng/lạng
(100 g), trong khi trên thị trường thì đầy rẫy nên giới chuyên môn cho rằng đa
số là yến huyết giả.
Thị trường yến sào Khánh Hòa lâu nay được xem là vàng thau lẫn lộn, giá cả như mê hồn trận. Buôn bán yến sào Khánh Hòa được đánh giá là ngành siêu lợi nhuận nên người bán mặt hàng này không chỉ xuất hiện nhiều ở các thành phố lớn mà còn tràn về các tỉnh. Riêng tại TP HCM, nhiều nơi có cửa hàng bán yến sào Khánh Hòa với giá cả không giống nhau. Những cửa hàng có thương hiệu thì đưa ra mức giá từ 15 triệu cho đến hơn 20 triệu đồng/lạng yến sào Khánh Hòa huyết, còn yến sào Khánh Hòa trắng từ 3,5 triệu cho đến hơn 5 triệu đồng/lạng. Tuy nhiên, cũng có cửa hàng bán với giá khá mềm 7,2-7,5 triệu đồng/lạng, do người bán trộn giữa yến huyết và yến trắng. Người bán thì luôn “bao giả”, “bao nở” và cho rằng nơi khác có giá rẻ hơn là do hàng ẩm ướt, không còn độ nở.
Yến sào Khánh Hòa với nhiều màu sắc khác nhau được bán ở chợ Bình Tây (TP HCM). Tại chợ Bình Tây (TP HCM), mặt hàng yến sào Khánh Hòa được bày bán khá nhiều, giá của các sạp cũng khác nhau. Chẳng hạn, những sạp ở đầu chợ có giá khoảng 3,5 triệu đồng/lạng yến huyết; còn những sạp phía bên trong rẻ hơn, khoảng 3 triệu đồng/lạng yến huyết. Đối với yến thông thường (yến trắng), giá từ 1,8-2,8 triệu đồng/lạng.
Thấy người mua thắc mắc sao cùng chợ nhưng giá chênh lệch nhiều như vậy, một người bán ở đầu chợ giải thích: “Cái rẻ tiền là hàng vụn, còn giá cao là hàng nguyên”. Tại các cửa hàng, người bán thường giải thích giá yến trắng cao hay thấp là do tổ nhỏ hay lớn. Tổ nhỏ là của những con yến yếu, suy dinh dưỡng nên chất lượng dinh dưỡng cũng… yếu. Còn tổ lớn là của những con yến khỏe mạnh nên chất lượng dinh dưỡng cao hơn, giá bán đắt hơn là đương nhiên.
Còn những yến sào Khánh Hòa có màu cam, hồng, đỏ thì được người bán giải thích là do làm tổ theo mùa nên có màu sắc khác nhau. Chẳng hạn, tổ làm vào tháng 3 thì có màu cam hoặc hồng, còn rơi vào tháng 8 thì có màu huyết (đỏ).
Những cách làm giả màu sắc tự nhiên của yến
Theo những người trong nghề, yến sào Khánh Hòa
có màu khác nhau là do lỗi kỹ thuật. Cụ thể, nhà nuôi yến sử dụng vật liệu gỗ
bạch tùng thì tổ màu vàng, cam hoặc hồng. Yến sào Khánh Hòa tại các vị trí có
đóng đinh vít bằng kim loại lâu ngày gỉ sét nhiễm vào nên có màu đỏ. Ngoài ra,
còn do nhà nuôi chim yến có độ ẩm cao hoặc nhà quá kín kết hợp với phân chim
tồn nhiều (phân yến có chứa nitrit) tác động đến tổ làm nhiễm màu. Nhiều nhà
nuôi yến thừa nhận khi mang những yến sào Khánh Hòa nhiễm màu này đi kiểm
nghiệm thì kết quả hàm lượng nitrit vượt nhiều lần hàm lượng cho phép trong
thực phẩm.
Lợi dụng lỗi kỹ thuật, không ít nhà nuôi yến cố tình làm cho yến sào Khánh Hòa có màu đỏ để bán với giá cao. Để có được yến huyết như vậy, người nuôi chỉ cần lấy phân chim yến pha với nước khuấy đều rồi quét xung quanh chân tổ. Sau 3 tháng, tổ đã được quét nước phân yến sẽ có màu đỏ như yến huyết thật.
Giới kinh doanh còn có cách làm giả yến sào Khánh Hòa huyết khá đơn giản là sử dụng phân chim yến hòa với nước cho vào thùng xốp, phía trên đặt một cái vỉ rồi xếp yến sào Khánh Hòalên, đậy kín lại. Sau 3-4 tháng, những yến sào Khánh Hòa này sẽ có màu đỏ. Ngoài ra, người bán còn sử dụng phẩm màu để ngâm hoặc phun lên tổ yến. Cách làm này rất dễ bị phát hiện nên gần như không còn được sử dụng vì khi người mua ngâm yến sào Khánh Hòa vào nước để làm sạch hoặc sau khi nấu, phẩm màu sẽ lan ra nước bên ngoài. Yến huyết giả còn được làm từ nguồn nhập ở Malaysia do giá rẻ hơn hàng trong nước khá nhiều.
Với cách làm như đã nêu, người trong nghề cũng
khó phân biệt được yến sào Khánh Hòa huyết thật với hàng giả. Vì thế, người
tiêu dùng lại càng không thể phân biệt. Do đó, khi mua yến huyết nên chọn nơi
có thương hiệu, nhà sản xuất uy tín cũng như phải có giấy chứng nhận, giấy kiểm
nghiệm sản phẩm để hạn chế mua nhầm hàng giả.
Ngoài ra, yến sào Khánh Hòa kém chất lượng từ Malaysia được nhập về Việt Nam khá nhiều. Nguồn yến từ Malaysia phần lớn là chân tổ, hàng vỡ vụn. Do nước này xuất khẩu yến chủ yếu sang Trung Quốc, trong khi người tiêu dùng ở đây lại không ăn phần chân tổ. Giá yến nhập từ Malaysia hiện khoảng 17-18 triệu đồng/kg (năm ngoái 12-13 triệu đồng/kg) do năm nay Trung Quốc tiêu thụ mạnh mặt hàng này. Tại Việt Nam, giá yến bán ở các nhà nuôi đang từ 22-23 triệu đồng/kg, năm ngoái chỉ 15-16 triệu đồng/kg.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét