Về hình dáng bên ngoài
Ở yến nhà, chim trưởng thành có trọng lượng
trung bình là 13,24 g. Lông của chúng có màu đen hơi nhạt ở phần trên, xám đen
phía dưới; ở giữa phần lưng với đuôi là lông màu xám. Chim yến nhà có móng chân
màu đen, mắt hạt nhãn màu nâu đen, cằm màu nâu xám bạc tạo thành vòng cườm. Bộ
móng của chim yến rất phát triển. Nguyên nhân là do chúng thường sử dụng đôi
chân để đeo bám lên các giá thể như: vách đá, bờ tường, giá gỗ. Đặc điểm này
hình thành để thích nghi với thói quen của chim yến. Nhân đây nói thêm, mặc dù
có thói quen đeo bám nhưng chim yến không đậu trên các cành cây hay dây điện.
Đặc điểm nơi sinh sống
Nhiều năm gần đây, số lượng loài chim yến nhà
ở Việt Nam đang ngày càng tăng lên. Điều này thực sự rất thuận lợi cho phát
triển nghề nuôi chim yến trong nhà ở Việt Nam; giúp mở ra một ngành nghề mới.
+ Nhiệt độ không khí nằm trong 27 – 310C;
+ Độ ẩm không khí từ 70 – 85%;
+ Ánh sáng lý tưởng trong nhà yến nhỏ hơn 0,2 lux;
+ Chim yến nhà sống thành quần đàn, không sống riêng lẻ; chim yến làm tổ ở nơi đảm bảo an toàn, che khuất, ít sự đe dọa của thú ăn mồi.
Vùng kiếm ăn của chim yến là những khu vực đồng lúa, đồi núi, rừng cây thấp, nơi đây sản sinh ra nhiều loại côn trùng bay là nguồn thức ăn yêu thích của chim yến.
Chu kì sinh sản
Tới mùa sinh sản, mỗi cặp chim yến chọn cho
mình một nơi phù hợp (cố định trong nhiều năm) để cùng xây tổ. Chim đực mới
trưởng thành, chưa có bạn tình, sẽ xây tổ trước rồi mới kêu gọi chim mái đến.
Với cặp chim yến đã trải qua sinh sản rồi thì xây dựng tổ là công việc của cả
hai.
Chim yến sử dụng nước bọt để làm tổ; tiết ra từ hai tuyến nước bọt phía dưới lưỡi hai bên má. Vào mùa sinh sản, tuyến nước bọt phát triển mạnh sẽ phình to ra. Khi xây tổ, chim yến ép cơ hàm để ép nước bọt tiết ra; sau đó dùng lưỡi đẩy nước bọt ra khỏi miệng và quẹt lên vách đá, vách tường hay khuôn dầm trần nhà để định hình tổ. Nước bọt sau khoảng 2-3 giờ tiếp xúc không khí sẽ khô lại. Thời gian trôi qua, một cái lưỡi tổ được tạo ra; chim yến đeo lên cái lưỡi tổ này mỗi đêm và xây tổ tiếp đến khi hoàn chỉnh, có thể chứa quả trứng của chúng.
Chim yến là loài sinh sống thành bầy đàn, chúng làm tổ riêng rẽ từng cặp. Chim yến hay sống những nơi gần nước (sông, hồ, biển), kiếm ăn ở những đồng ruộng, rừng cây thấp. Chim yến có thể bay rất cao và bay xa đến khoảng 300km. Tuy thế, chim yến thường chỉ kiếm ăn cách tổ khoảng 25km.
Thói quen kiếm ăn của chim yến
Thời gian chim yến kiếm ăn tùy thuộc từng
mùa, bắt đầu từ lúc mặt trời mọc.
· Chim yến sẽ rời tổ vào khoảng 5h00-5h30, mùa đông sẽ muộn hơn lúc khoảng 6h00.
· Chúng quay trở lại tổ lúc 18h00-18h30, mùa đông sẽ về sớm hơn khoảng 17h30.
Nếu không có chim non, chim yến sẽ bay đi kiếm ăn từ sáng đến tối mới quay trở về. Trong thời kì ấp trứng, chim trống và mái sẽ thay phiên nhau kiếm ăn và ấp trứng. Nếu đang nuôi chim non, tần suất chim bố mẹ quay về tổ phụ thuộc chim non lớn hay nhỏ; chim non càng lớn thì nhu cầu lượng thức ăn càng nhiều.
Vùng kiếm ăn lý tưởng cho chim yến là nơi có diện tích cây thấp dưới 1 m (như đồng lúa, bụi cây) chiếm khoảng 50%; khoảng 30% là các cây cao trên 5m; 20% còn lại là mặt nước thoáng. Đây là khu vực tốt giúp chim yến dễ dàng tìm kiếm con mồi trong suốt cả năm.
Chim yến chủ yếu ăn các loài côn trùng thuộc bộ Hai cánh (Diptera); thành phần của loài này khá đa dạng. Thức ăn chim yến lựa chọn là sâu bọ cánh màng với sâu bọ 2 cánh trước, sau đó là sâu bọ cánh bằng (mối). Chim yến thưởng ăn côn trùng bay và một số côn trùng như: bọ rầy; rầy xanh; rầy nâu; có hại cho mùa màng. Có thể thấy thành phần thức ăn của chim yến không có cạnh tranh với những loài khác. Chim yến không chỉ giúp bảo vệ mùa màng, chúng còn giúp cân bằng sinh thái chuỗi thức ăn tự nhiên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét